Monday, September 7, 2015

Làm thế nào để khởi nghiệp mà không phá hủy cuộc sống của bạn?

Không biết bạn quen thuộc với từ Startup tự bao giờ? Nhưng mình mới chỉ biết từ này vài năm gần đây, từ khi mình hay đọc bài của Anh Minh Đỗ trên Tech in Asia về khởi nghiệp. Nhiều lúc mình nghĩ startup giống như là việc chỉ dành riêng cho các bạn có điều kiện, du học nước ngoài về nước (hoặc Việt Kiều) rồi sẵn gia đình khá giả có vốn và mối quan hệ thì mới có thể làm được?

Năm 2009, mình và vài người bạn cũng lon ton làm một trang web bán sách qua mạng, vì lúc đó có người quen có sẵn nguồn sách giảm giá nên cũng chỉ tính kiếm thêm chút thu nhập. Nhưng công nhận là công việc rất vất vả; ngày đi làm 9 tiếng ở công ty, rồi tối về thì hì hục code, lọ mọ nhập liệu hàng ngàn đầu sách đến 1-2 giờ sáng, cuối tuần thì chạy hùng hục đi lấy hàng rồi giao hàng… Sau một thời gian tính toán lỗ lãi chẳng được bao nhiêu nên mình dẹp quách nó đi cho xong. Nhưng qua đó mình cũng rút ra được một bài học rằng, dù chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có tốt đến đâu, mà khâu tiếp thị quảng bá kém thì cũng chả làm nên cơm cháo gì.

CEO thì giống như cái toilet vậy.
CEO thì giống như cái toilet vậy.

Mình chỉ muốn kiếm thêm chút thu nhập mà đã thấy “vàng mắt” ra, nên nhiều lúc mình nghĩ mấy bạn CEO của các startup thì giống như những “siêu nhân” có 3 đầu 6 tay vậy. Gần đây một người rất nổi tiếng trong cộng đồng làm startup là Trương Thanh Thủy (CEO của Greengar và Tappy) đã viết trên facebook một status đại ý rằng: “CEO thì cũng giống như là cái toilet vậy, kẻ ở ngoài thì muốn nhào vô, còn người ở trong thì muốn lao ra thật nhanh.”

Bài viết dưới đây được recommend bởi Trương Thanh Thủy, mặc dù nội dung hơi dài nhưng nếu bạn đã, đang hoặc sẽ “nhúng chân” vào lĩnh vực startup thì có lẽ bạn nên đọc nó. Nội dung của nó có giá trị hơn rất nhiều so với việc bạn ngồi đọc hàng tá bài viết trên các trang tin về khởi nghiệp hiện nay. Nếu khi đọc xong mà bạn thấy rằng mình nói không đúng thì mình sẽ viết một bức thư với tư cách cá nhân để xin lỗi bạn!

Làm startup thì có cảm giác giống như đi tàu lượn siêu tốc vậy, phút trước khiến bạn cảm giác giống như là bạn đang thay đổi thế giới và phút tiếp theo thì mọi thứ vỡ ra thành từng mảnh vụn.

Làm startup thì có cảm giác giống như đi tàu lượn siêu tốc vậy.
Làm startup thì có cảm giác giống như đi tàu lượn siêu tốc vậy.Làm startup thì có cảm giác giống như đi tàu lượn siêu tốc vậy.

Trong 6 năm nghề nghiệp của mình, tôi đã làm việc chỉ tại các công ty mới khởi nghiệp (startup). Tôi đã xem bản thân mình như là một tay “coder” – cái gã gan dạ được thuê để biến những ý tưởng của họ thành những công việc kinh doanh thực sự. Tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ tự khởi nghiệp cho riêng mình… tại sao tôi lại phải rủi ro một cuộc sống khá thoải mái để theo đuổi một ý tưởng mà có thể không thành công cơ chứ?

Nhưng 2 năm trước đây, tôi đã lao đầu vào việc bắt đầu một startup – đó là một trường dạy lập trình ở thủ đô Luân Đôn – mà không thực sự biết điều gì sẽ xảy ra. Nó là một chuyến hành trình đầy mê hoặc, nhiều áp lực và đôi khi còn rất kinh hãi. Trong một vài tuần tới, tôi sẽ lại làm việc đó lần nữa với một startup hoàn toàn mới.

Tôi không phải là một chuyên gia về khởi nghiệp và tôi không nghĩ rằng có bất kỳ ai là chuyên gia cả bởi vì trải nghiệm khởi nghiệp của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa biết nhiều về cả startup và lĩnh vực công nghệ, nên tôi đã viết ra những chỉ dẫn này cho bất kỳ ai cảm thấy thích thú để nhúng chân mình vào làn nước startup.

Khởi nghiệp công nghệ.
Khởi nghiệp công nghệ.Không phải lúc nào bạn cũng có tiền
Ngành công nghiệp công nghệ là ngành công nghiệp duy nhất nơi mà bạn không cần một mô hình kinh doanh. Hãy tưởng tượng việc bạn mở ra một tiệm làm bánh và đưa ra những mẫu bánh miễn phí nhưng lại không có khách hàng nào có thể trả tiền cho nó? Việc dán quảng cáo lên tường cũng không thể cứu tiệm bánh của bạn được.

Việc kinh doanh dựa trên công nghệ có thể khắc phục được điều này bởi chúng có một thứ mà hầu hết các ngành công nghiệp khác không có: đó là khả năng mở rộng. Chính internet đã mang lại cho những doanh nghiệp công nghệ một cơ hội để tiếp cận những khách hàng tiềm năng cách xa văn phòng của họ hàng ngàn dặm.

Tuy nhiên điều này có thể trở thành một ảo tưởng. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn là dựa trên việc có hàng triệu người dùng mà không trả tiền cho những thứ này (hoặc để mắt đến), thì nói chung sẽ có 2 điều có thể xảy ra.

Điều thứ nhất là startup của bạn sẽ trở nên phát triển và mọi thứ sẽ trở nên ngon lành. Điều thứ hai là bạn sẽ dần dần vật lộn với khó khăn và tiêu hết tất cả số tiền mà bạn có. Khả năng đầu tiên thì ít xảy ra hơn nhiều so với khả năng thứ hai. Đối với một số startup, có thể sẽ đáng giá hơn nếu bạn đổ tiền vào việc mua vé số thì tốt hơn – việc đó thì nhanh hơn rất nhiều, ít đau đớn và có nhiều cơ hội để kiếm tiền quay trở lại hơn.

Có một sự cân bằng cần đạt được trong thị trường của bạn. Nếu thị trường ngách quá nhỏ thì bạn sẽ gặp nguy hiểm bởi có quá ít khách hàng trả tiền cho nó, và nếu thị trường quá rộng thì bạn có thể không phải đang giải quyết một vấn đề đặc biệt. Bạn hãy xem bài nói chuyện trên TED của Simon Sinek về việc nên bắt đầu bằng câu hỏi “tại sao?” và nghĩ về ý tưởng của bạn bắt đầu với lý do tại sao bạn lại đang làm nó. Hãy đủ đam mê với ý tưởng của mình hoặc ít ra thì cũng cảm thấy thoải mái với một thực tế rằng bạn sẽ phải dành ít nhất một năm với ý tưởng đó. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái trong việc trở thành một Mr Bán Sản Phẩm Cho Trẻ Em hoặc Ms Dịch Vụ Thuê Mướn Taxi, thì hãy xem xét lại ý tưởng của bạn.

Đừng giữ ý tưởng của bạn cho riêng mình
Có một sự cám dỗ rất lớn khi bạn có một ý tưởng là ôm khư khư cho riêng mình. Những người khác có thể đánh cắp nó, nhưng nếu bạn không cảm thấy tự tin vào ý tưởng của bạn hoặc để bạn có thể tập hợp một team tốt nhất và thực hiện cái ý tưởng đó, thì có thể rằng cái ý tưởng đó không đúng đắn.

Tôi không mong chờ bạn đăng lên Twitter ý tưởng của mình, nhưng nếu bạn đang bắt những freelancer hoặc người cố vấn ký vào một bản cam kết không tiết lộ thông tin (NDA) trước khi bạn nói với họ về ý tưởng của mình, thì nghĩa là bạn không đủ tự tin về ý tưởng đó.

Khi tôi còn là một freelancer, tôi đã từ chối ký vào mọi bản cam kết NDA mà nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ công việc tương lai nào mà tôi có thể nhận.

Bạn cho rằng bạn bắt mọi người phải ký vào một bản cam kết không tiết lộ thông tin NDA, vì vậy họ sẽ không thể thậm chí được phép nói về nó và bạn tung ra sản phẩm mà ý tưởng của bạn không bị rò rỉ, nhưng điều gì có thể ngăn cản một ai đó nhìn thấy ý tưởng của bạn và tạo ra một phiên bản tốt hơn? Google không phải là bộ máy tìm kiếm đầu tiên và Facebook cũng không phải là mạng xã hội đầu tiên. Startup của bạn cần phải trở thành tốt nhất trong các sản phẩm cùng loại, chứ không phải là có mặt đầu tiên trên thị trường.

Có một lời khuyên rất tuyệt vời trong cuốn sách Tuần Làm Việc 4 Giờ của tác giả Tim Ferriss, đó là hãy kiểm tra các ý tưởng của bạn bằng cách sử dụng Google Adwords. Hãy thiết lập một trang web có một page đơn giản, kiểm tra xem có bao nhiêu khách truy cập thông qua Google Adwords và xem có bao nhiêu trong số họ đăng ký vào danh sách mail hoặc click qua tới trang mua hàng. Nó là cách rất nhanh, rẻ tiền để xem liệu mọi người có cảm thấy thích thú vào cái mà bạn đang làm hay không.

Ý tưởng đầu tiên có thể không phải là ý tưởng cuối cùng của bạn
Có rất nhiều công ty thành công khởi đầu với những ý tưởng hoàn toàn khác. Ví dụ, Flickr ban đầu chỉ là một dịch vụ chia sẻ hình ảnh trong phòng chat dành cho những game thủ và đã phát triển cực lớn như ngày nay, Nokia ban đầu là một nhà máy sản xuất giấy ở Phần Lan. Startup đầu tiên của tôi ban đầu là một trang web cung cấp những lời tư vấn về nghề nghiệp, nhưng sau đó đã thay đổi thành một trường dạy lập trình khi mà chúng tôi nhận ra rằng mình không thể sống sót với mô hình kinh doanh lúc đầu. Việc thay đổi hướng đi là khá phổ biến. Hơn nữa, nó tiến đến gần hơn cái vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết.

Đặt tên cho “đứa con tinh thần” của bạn
Công việc đặt tên thì rất khó – dù đó là đặt tên cho con, cho mèo, cho chó, hay cho cây cối – nhưng đặt tên cho một startup thì cực kỳ khó. Cùng với việc các tên miền web ngày càng ít đi, quy trình hiện tại thường là như thế này (1) nghĩ ra một cái tên tuyệt vời, (2) kiểm tra trên trang iwantmyname.com để xem nó còn không, (3) nhìn thấy tất cả tên miền tốt nhất đều đã bị lấy hết, (4) quay trở lại bước 1.

Phác thảo ra mọi thứ.

Hãy chắc chắn rằng các khách hàng có thể đánh vần tên startup của bạn chỉ trong 3 lần thử (hãy nghĩ về Led Zeppelin hoặc The Beatles) và nếu có thể, nó sẽ rất có giá trị để kiếm tên miền dạng .com ngay từ lúc đầu, nếu nó có giá vừa phải vì nếu sau này bạn đã trở nên thành công thì người bán tên miền đó sẽ nâng giá lên rất cao.

Phác thảo ra mọi thứ.Phác thảo ra mọi thứ.
Một khi bạn đã có một ý tưởng, việc tiếp theo là bạn nên phác thảo ra mọi thứ. Nếu bạn đang làm một trang web, thì hãy vẽ ra tất cả các trang, và nếu bạn đang làm một ứng dụng thì hãy vẽ ra tất cả các screen. Đừng bỏ sót bất kỳ tương tác nào – nếu bạn có một liên kết hoặc một button, thì điều gì sẽ xảy ra khi bạn click vào nó? Vẽ luôn cái đó ra.

Quá trình này chuyển cái ý tưởng đó ra khỏi đầu bạn lên trên giấy. Nó cũng giúp cho bất kỳ ai khác đang làm việc cùng với bạn, dù đó là co-founder, nhà đầu tư, designer hoặc developer, hiểu cái mà bạn đang tạo ra. Đối với những co-founder, nó có nghĩa là các bạn có thể nhất trí về cái ý tưởng đó là gì. Đối với các nhà đầu tư, họ có thể hình dung ra cái mà họ đang đổ tiền đầu tư cho bạn. Đối với các designer và developer, thì việc phác thảo ra giúp cho họ có thể hình dung ra cái mà họ cần và công việc đó sẽ chiếm khoảng thời gian bao lâu.

Tìm những co-founder mà bạn tin cậy.
Con người là phần quan trọng trong startup của bạn. Quan trọng hơn so với ý tưởng của bạn. Việc có một co-founder không có sự cam kết và thiếu tinh thần trách nhiệm thì startup của bạn sẽ chẳng bao giờ tồn tại được. Những founder tốt biết cách làm thế nào để đứng vững và thay đổi những thứ khi chúng không làm việc tốt. Những ý tưởng là vô giá trị và việc thực hiện nó mới là chìa khóa.

Bạn có thể tự làm tất cả mọi việc như là một founder độc lập, nhưng việc này thì rất khó. Có rất nhiều nhà đầu tư không thích việc đầu tư vào chỉ một người vì rất nhiều lý do, nhưng có nhiều ví dụ của việc thực hiện nó một mình. Nếu bạn đang quan tâm đến việc tìm co-founder, thì hãy chắc chắn rằng bạn nhận được sự hỗ trợ tốt ở những lĩnh vực mà bạn còn yếu. Ví dụ, nếu bạn là một người kinh doanh thì hãy tìm những người cố vấn làm công việc thiết kế và công nghệ.

Được làm việc với những người bạn của mình thì luôn dễ hơn là tìm kiếm một ai đó để làm co-founder với bạn. Bởi vì bạn tin họ, bạn biết họ và bạn có một sự tin tưởng vào khả năng của họ. Tuy nhiên, các startup sẽ thường tạo ra căng thẳng và rạn nứt những tình bạn bền vững nhất. Các startup có thể tạo ra nhiều căng thẳng và bạn có thể sẽ giải tỏa stress của mình lên đầu của người gần nhất.

Nếu bạn và các co-founder của mình làm cùng vai trò – ví dụ, tất cả các bạn đều là dân kinh doanh hoặc tất cả là designer hoặc tất cả là developer – thì bạn phải vạch ra những nhiệm vụ của từng người một cách thật rõ ràng trong công việc kinh doanh đó. Nếu bạn không làm điều đó thì bạn sẽ thất bại bởi vì một trong số các bạn sẽ không muốn làm cái công việc đáng ghét mà cần phải làm.

Co-founder bỏ đi là việc phổ biến hơn hầu hết mọi người có thể nhận ra. Tôi rời startup đầu tiên của mình vì lý do đó – nó xảy ra và tất cả các bạn phải tiếp tục tiến lên phía trước. Có 2 bài viết rất hay của tác giả Mark Suster trên blog Both Sides of the Table là Giai thoại về Co-Founder và Sự nguy hiểm của việc các Founder đánh nhau. Bạn hãy đọc cả 2 bài viết đó nhé!

Làm thế nào để tìm thấy một co-founder về công nghệ.
Tôi trong vai trò của một coder làm việc full-time, miễn cưỡng nhìn vào những dòng code của người khác viết ra.Khi tôi làm freelance, hầu như tuần nào tôi cũng được mời tham gia vào một startup với tư cách là co-founder về kỹ thuật. Thông thường tôi không biết về người đang mời mình là ai vì vậy tôi thường từ chối.

Các tay coder có thể trở nên kiêu ngạo và họ tin rằng họ có thể tự xây dựng toàn bộ ý tưởng đó chỉ bằng sức của họ. Điều này thì đúng… cho tới một điểm. Lập trình ra cái ý tưởng đó thì chỉ là một phần nhỏ của việc làm nên một startup, bao gồm thiết kế, bán hàng, tiếp thị, quản trị và rất nhiều việc khác. Nhưng tại thời điểm này, bạn cần họ hơn là họ cần bạn.

Làm thế nào để bạn khác biệt so với những tay “chỉ có ý tưởng“? Đầu tiên là bạn phải làm thật nhiều bài tập về nhà. Làm thật nhiều nghiên cứu, phác thảo ra giấy, tạo dựng thương hiệu, bất cứ thứ gì mà một developer không làm.

Thứ hai là bạn phải học một số kỹ năng để “bán” bản thân bạn tới những developer. Hãy học những kiến thức cơ bản về thiết kế và/hoặc lập trình, từ đó bạn biết là bạn đang nói về cái gì. Bạn không thể tạo ra một tiệm làm bánh mà lại không biết cách nướng bánh như thế nào – điều tương tự cũng đúng khi áp dụng cho một công ty công nghệ.

Làm thế nào để tìm thấy các nhà đầu tư.
Tôi đã nói từ đầu rằng tôi không phải là một chuyên gia về khởi nghiệp: và tôi rõ ràng cũng không phải là một chuyên gia trong đầu tư. Tuy nhiên, Paul Graham của quỹ đầu tư Y Combinator là một bậc thầy trong lĩnh vực này, vì vậy bạn nên đọc tất cả các bài viết của ông ta, và đặc biệt là bài viết này.

Bạn cần một “đường băng” – đó là số lượng thời gian cần thiết kể từ lúc bắt đầu startup của bạn cho tới khi nó có khả năng mang lại lợi nhuận. Có một ước tính là hầu hết các startup sẽ chẳng bao giờ có thể cất cánh khỏi đường băng đó được. Đường băng của bạn có thể sẽ ít nhất là dài gấp hai lần dự đoán ban đầu của bạn, vì vậy hãy kêu gọi vốn thích hợp. Việc kêu gọi nhà đầu tư góp một khoản vốn lớn thì dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn là cứ phải đi kêu gọi lắt nhắt nhiều lần.

Việc kêu gọi đầu tư sẽ chiếm một khoảng thời gian lâu hơn rất nhiều so với kế hoạch của bạn. Tôi đã từng nghe về một số startup đã mất đến một năm trời để kêu gọi được một vòng đầu tư. Bởi vậy bạn hãy chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ nhất.

Những nhà đầu tư tốt nhất là những người cố vấn cùng với tiền của họ. Bạn sẽ gặp kiểu nhà đầu tư nào tùy thuộc vào bạn đang tạo ra cái gì. Nếu bạn đang tạo ra một sản phẩm công nghệ trong một lĩnh vực đặc thù, thì bạn có thể tìm kiếm những nhà đầu tư công nghệ và những nhà đầu tư trong lĩnh vực đặc thù đó.

Đối với các startup trong giai đoạn mới bắt đầu, thì bạn sẽ tìm kiếm những đầu tư hạt giống (seed investment). Đừng cố gắng lao đầu vào xin đầu tư từ những công ty lớn như Index và Balderton. Ví dụ, ở Luân Đôn thì các nhà đầu tư kiểu như Passion Capital là phù hợp cho giai đoạn sớm của startup (tôi đã từng làm freelance tại nhiều công ty được cấp vốn bởi quỹ Passion).

Bao nhiêu tiền được cấp còn phụ thuộc vào “đường băng” của bạn, các nhà đầu tư của bạn và cả cách để tránh thuế nữa. Ở nước Anh, việc các nhà đầu tư kiểu như SEIS và EIS sẽ có thể khuyến khích bạn lách qua những loại thuế là chuyện bình thường. Một con số tương đối cho một vòng cấp vốn vào giai đoạn đầu thường có giá trị trung bình dao động từ £150k đến £300k (khoảng từ 5 đến 10 tỷ VNĐ) cho 3 đến 5 nhân viên cùng với chi phí hoạt động có thể rất tốn kém (bạn xem phần tiếp theo để có nhiều thông tin hơn).

Luôn luôn nói chuyện với những người đã từng trải qua giai đoạn này. Tạo ra mối liên hệ với những startup, họ có thể đưa ra lời khuyên cho bạn và nói cho bạn biết làm thế nào để có thể vượt qua giai đoạn này.

Có nhiều cách để khởi nghiệp.Có nhiều cách để tạo ra một con mèo.
Có rất nhiều cách khác nhau để xây dựng startup về công nghệ của bạn, nếu bạn là người không đủ kỹ năng công nghệ để tự mình làm ra nó. Bạn có thể hoặc là thuê nhân viên toàn thời gian, bạn có thể thuê các freelancer hoặc bạn có thể outsource nó tới một công ty trung gian.

Không có một tỉ lệ rõ ràng nào về chất lượng hoàn thành công việc, các đại lý môi giới thường chỉ có điểm từ 0-3 trong thang điểm 10, các tay freelancer thì có điểm từ 3-8 và những nhân viên làm việc full-time thì cho chất lượng từ 7-10.

Các đại lý trung gian sống sót bằng cách đẩy thật nhanh sản phẩm của họ ra ngoài cửa. Bạn sẽ là một trong số nhiều công ty đang trong hàng đợi của họ và mục đích của họ là lấy tiền của bạn rồi tống bạn ra khỏi cửa nhanh nhất có thể. Hơn nữa các đại lý phần mềm cũng là giải pháp đắt đỏ nhất trong các lựa chọn ở trên.
Tôi trong vai trò của một coder làm việc full-time, miễn cưỡng nhìn vào những dòng code của người khác viết ra.
Tôi đã từng dạy một khóa học về Ruby on Rails dài 5 ngày. Vào 2 ngày cuối cùng của khóa học đó, tôi đã dạy học viên làm thế nào để tạo ra một trang web dạng sàn giao dịch, nơi mà mọi người có thể đặt các quảng cáo và những người khác trả tiền cho nó. Hình thức giống như các trang AirBnb, Etsy và eBay. Tôi đã ẩn danh để liên hệ với một ít đại lý làm phần mềm tại Luân Đôn về liệu họ sẽ tính phí bao nhiều cho tất cả các đặc trưng mà chúng tôi đã thực hiện trên dự án đó. Có 3 đại lý phần mềm đã trả lời và tôi nhận được mức giá trung bình giữa £35,000 và £60,000 (khoảng 2 tỷ VNĐ). Bạn thấy đấy, những con số khủng đó là chi phí mà họ tính cho một dự án mà tôi đã dạy cho mấy bạn newbie có thể làm được trong 2 ngày. Phiên bản đó thì chưa được hoàn thiện và đầy đủ lắm, nhưng nó cũng đã gần đạt đến mức mà một sản phẩm tối thiểu có thể hoạt động được.

Một khi bạn đã ra khỏi cửa của hầu hết các đại lý phát triển phần mềm, thì họ sẽ không còn hỗ trợ bạn chút gì nữa, trừ khi bạn đóng một khoản phí bảo trì. Tôi đã từng nghe về những câu chuyện kinh khủng rằng một số đại lý phát triển phần mềm đã tính phí bảo trì mỗi tháng đối với khách hàng của họ lên đến trên £10,000 (hơn 300 triệu VNĐ/tháng).

Các tay freelancer là một lựa chọn tốt hơn so với các đại lý phát triển phần mềm. Họ sẽ tính phí rẻ hơn, quan tâm và tiếp nhận ý kiến của bạn nhiều hơn. Định giá sơ bộ cho dự án mà tôi đã đề cập ở trên dành cho các freelancer là bạn sẽ phải trả trong khoảng £8,000 và £25,000 (khoảng 800 triệu VNĐ). Họ cũng sẽ sẵn sàng có sự mềm dẻo để giúp bạn trong một thời gian dài nếu bạn cần họ.

Cuối cùng, nhưng không phải là kém quan trọng nhất, là giải pháp tìm các nhân viên làm toàn thời gian cho bạn. Đây là cách khó nhất trong các lựa chọn trên, nhưng có thể là cách rẻ nhất nếu tính trong thời gian lâu dài. Họ sẽ là một phần lớn nhất trong nhóm của bạn và thực sự quan tâm về cái mà bạn đang làm.

Các junior designer ở Luân Đôn sẽ có mức lương trong khoảng £18–30k (570 – 960 triệu VNĐ/năm), các senior designer thì £30–50k (960 triệu -1,6 tỷ VNĐ/năm), lương junior developer £20–35k (640 triệu – 1,1 tỷ VNĐ/năm), lương senior developer £30–60k (960 triệu – 1,9 tỷ VNĐ/năm) – ở đây junior nghĩa là có ít hơn 5 năm kinh nghiệm. Các mức lương thì còn biến động lớn tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm của họ.

Ngoài ra thì bạn cũng nên quan tâm đến cổ phiếu (chia sẻ trong công ty của bạn) nữa. Hầu hết các cổ phiếu ưu đãi dành cho những nhân viên có trên một số năm làm việc – ví dụ: nhân viên sẽ nhận được bao nhiêu cổ phiếu dựa trên số năm mà họ cống hiến hoặc khi công ty của bạn bị bán đi. Số lượng cổ phiếu nhận được còn tùy thuộc vào nhiều thứ, công việc kinh doanh đó đã tồn tại được bao lâu, chất lượng của các nhân viên đó ra sao, bao nhiêu tiền mà bạn kêu gọi đầu tư được. Có một hướng dẫn rất tuyệt vời về cổ phần và cổ phiểu trong các startup công nghệ ở đây.

Tìm người giỏi.
Tại sao tôi lại muốn làm việc tại cái startup vớ vẩn của bạn cơ chứ? Okay, tôi đang trở nên khôi hài một chút nhưng quan điểm đó thì vẫn có cơ sở.

Khi một ai đó làm việc cho một startup, thì họ đang từ bỏ rất nhiều sự ổn định và những khoản lương hậu hĩnh để làm việc ở đây. Tuy nhiên, những người giỏi thì không chỉ bị thúc đẩy bởi động lực về tiền bạc, nếu không thì tất cả mọi người sẽ đang làm việc tại các ngân hàng rồi. Những người giỏi muốn trở thành một phần của một sự nghiệp và một niềm tin rằng cái mà họ đang làm sẽ tạo ra ảnh hưởng. Công việc của bạn phải có sức thuyết phục họ rằng startup của bạn sẽ tạo ra ảnh hưởng.

Cách tốt nhất để tìm người đó là luôn luôn tạo ra mạng lưới quan hệ. Hỏi bạn bè hoặc kết bạn trong những hội thảo công nghệ bằng cách tham gia các sự kiện. Ví dụ, ở Luân Đôn thì có những sự kiện công nghệ kiểu như Silicon Drinkabout. Bạn có thể không tìm thấy nhân viên cho startup của mình ở đây, nhưng bạn có thể tìm thấy ai đó biết những người khác đang tìm kiếm những cơ hội.

Một cách khác đó là thông qua quảng cáo. Các trang web như techjobsin.london (tôi đã tạo ra trang này), WorkInStartups, Hacker Jobs, Smashing Magazine Jobs và Authentic Jobs là những địa chỉ tốt nhất để tìm thấy những nhân viên giỏi.

Các hội chợ việc làm cho startup cũng là nơi rất tốt – tôi đã gặp một nhân viên trước đây của mình tại hội chợ Silicon Milkroundabout – nhưng nếu startup của bạn tham gia hội chợ, thì hãy làm sao cho hoành tráng một chút. Đừng chỉ tham gia với một cái banner xấu quắc. Hãy làm nổi bật startup của bạn so với các startup khác để nhận được sự chú ý của mọi người. Phải thành thật với những người tham dự, họ sẽ đánh giá cao nó nếu bạn nói rằng bạn không biết cái mà bạn đang làm là gì hơn là cứ giả vờ là mình biết và tìm ra sau đó.

Thiết kế thì cũng quan trọng như là lập trình vậy.
Có rất nhiều founder đã lờ đi một phần lớn của quy trình startup – đó là khâu thiết kế. Nếu bạn nhìn vào bất kỳ một trang web hoặc ứng dụng nổi tiếng nào, bạn sẽ chú ý rằng có rất nhiều nỗ lực đã được bỏ ra chứ không chỉ là thương hiệu của trang web đó, họ chăm chút đến toàn bộ trải nghiệm của người dùng.

Nếu bạn không lên kế hoạch để thuê một designer, tôi sẽ dứt khoát muốn đề xuất bạn nên kiếm một freelancer để tạo ra một thương hiệu cá tính cho mình. Việc có một thương hiệu mạnh là yếu tố thiết yếu để khiến cho nó thành công trong một thị trường đông đúc. Chỉ có một vài công ty công nghệ mà tôi có thể nghĩ rằng không có một thương hiệu mạnh –  Craigslist có thể là một trong số đó. Mọi công ty khác đều có một thương hiệu dễ nhớ.

Tôi cũng khuyên bạn nên tránh sử dụng dịch vụ rẻ tiền kiểu như 99designs. Bạn trả một khoản tiền nhỏ, và nhận lại một cái logo cực xấu. Tôi đề xuất bạn hãy thử trao đổi lợi ích với một designer, nếu bạn không thể trả tiền cho họ.

Kế tiếp, bạn hãy đọc về trải nghiệm của người dùng. Hãy đọc cuốn sách Don’t Make Me Think của tác giả Steve Krug, duyệt qua trang web Little Big Details và nghiên cứu cẩn thận tất cả mọi thứ về trang web của bạn. Hãy chắc chắn rằng mọi thứ làm việc đơn giản và hoàn hảo nhất có thể đối với người dùng của bạn. Sử dụng các dịch vụ như UserTesting để kiểm tra nguyên mẫu của bạn khi hoàn thành.

Founder thành công là những người chuyên tâm về sản phẩm.Làm đơn giản hóa.
Những phiên bản đầu tiên của các sản phẩm luôn luôn có khuynh hướng trở nên quá phức tạp. Hãy cẩn thận khi bổ sung thêm nhiều và nhiều các đặc trưng. Hãy giữ cho nó đơn giản nhất có thể. Đọc (hoặc đọc lại) cuốn sách The Lean Startup của tác giả Eric Ries.

Một ví dụ là, tại startup trước đây của tôi về dạy lập trình trực tuyến, chúng tôi đã khởi chạy với 7 khóa học khác nhau, bao gồm 4 khóa hoàn toàn tương phản nhau. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng các khách hàng đã trở nên bị bối rối giữa những sự khác nhau đó, vì vậy chúng tôi đã giảm xuống còn chỉ 2 khóa học, và đã bán tốt hơn nhiều so với khi có 7 khóa học. Hãy giữ cho nó đơn giản. Gordon Ramsey đã nói rằng, “quán nhậu càng nhiều món, thì chất lượng càng dở tệ” (bài viết đó chứa rất nhiều thông tin tuyệt vời, thậm chí cho cả các công ty công nghệ).

Nếu bạn bị cám dỗ để bổ sung thêm các đặc trưng mới vào sản phẩm của mình (mà chắc là bạn sẽ bị cám dỗ thôi), hãy bổ sung dần dần từng cái một. Nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu các đặc trưng đó hoạt động tốt và nếu bạn thay đổi dần dần hơn là tung ra một vài thứ tại cùng một thời điểm.

Sử dụng các dịch vụ như UserTesting, Optimizely, Olark, Intercom, GoSquared, Mixpanel và KissMetrics để kiểm thử, nói chuyện và phân tích với các khách hàng của bạn. Càng nhiều dữ liệu mà bạn có, thì bạn càng có thể đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Founder thành công là những người chuyên tâm về sản phẩm.
Khâu bán hàng và tiếp thị là rất quan trọng.
Trừ khi bạn hoặc một co-founder là người nổi tiếng trong ngành công nghiệp của mình, còn không thì sự ra mắt của bạn sẽ rất lặng lẽ. Trái nghịch với lầm tưởng “tạo ra nó và người ta sẽ đổ xô đến”. Bước tiếp theo là làm cách nào đó để cái tên startup của bạn đến được với khách hàng của bạn.

Hãy đọc cuốn sách tuyệt vời To Sell is Human của tác giả Dan Pink. Hãy quan sát vào trải nghiệm của khách hàng và tại sao nó lại quan trọng. The Sense of Style của tác giả Steven Pinker là một cuốn sách khác mà tôi đề xuất bạn nên đọc nó. Cuốn sách đó không phải là bàn nhiều về lĩnh vực bán hàng và tiếp thị trực tiếp, nhưng nó sẽ giúp bạn viết nội dung tốt hơn cho việc bán hàng và tiếp thị.

Tùy thuộc vào startup của bạn và ngành công nghiệp của nó, mà những kỹ thuật khác nhau cho bán hàng và tiếp thị sẽ hoặc có hoặc không có hiệu quả cho bạn:

Hãy làm đối tác với những công ty mà khách hàng của họ sẽ được lợi từ startup của bạn. Ví dụ, nếu bạn là một trang thương mại điện tử dành cho các bậc cha mẹ, thì hãy đưa ra giảm giá cho những blogger mà chuyên viết về các bậc phụ huynh.
Quảng cáo qua internet bằng các kênh như Google Adwords, Facebook và Twitter. Hình thức này có giá khá rẻ và dễ dàng biết rằng chiến dịch quảng cáo đó có hiệu quả hay không.
Sử dụng các kênh quảng cáo cổ điển như là báo giấy và radio. Cách này sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn muốn tập trung vào một thị trấn hoặc thành phố riêng biệt nào đó khi bắt đầu. Nó cũng cách rất tuyệt cho những thương hiệu chưa được biết tới nhưng có thể không biến người xem thành khách hàng của bạn.
Chiến dịch PR quảng bá. Tôi đã từng nhìn thấy nhiều startup phạm phải sai lầm khi sử dụng các chiến dịch quảng bá để quảng cáo cho các founder chứ không phải là cho startup của họ. Hãy coi chừng “cái tôi” của bạn!
Truyền miệng là hình thức quảng cáo tốt nhất. Nếu mọi người yêu thích cái mà bạn đang làm, thì họ sẽ nói với những người khác. Hãy tập trung vào phần trải nghiệm của khách hàng và nó sẽ khiến cho họ quảng cáo dùm bạn. Bạn phải làm cho mọi khách hàng mua sản phẩm trở thành fan lớn nhất của bạn.
Startup thì cũng giống như là con vịt vậy.Startup thì giống như con vịt.
Mẹ tôi làm việc với tư cách là một cố vấn và bà luôn nói rằng dù cho một người dường như có thể hiện ra bên ngoài vẻ bình tĩnh và thanh thản, nhưng thực ra bên trong họ đều có một điều gì đó sợ hãi hoảng loạn. Những con vịt có thể dường như cũng giống như vậy khi mà nó lướt đi rất êm ái trên mặt nước, nhưng thực ra dưới mặt nước thì hai chân nó phải quẫy đạp dữ dội để tìm hướng đi và để khỏi chết chìm.

Bạn có thể nghĩ rằng trong thế giới này thì chỉ có bạn là đang có công việc kinh doanh mà mọi thứ trở nên mất kiểm soát và đang dần vỡ vụn ra từng mảnh. Xin chào mừng đến với cuộc sống startup. Những cảm giác đó là hoàn toàn bình thường. Tất cả các founder startup khác đều cảm thấy giống như bạn. Cái cách mà bạn đối phó để vượt qua khó khăn mới là điều quan trọng.

Những công ty tốt nhất mới nhìn thì có vẻ như hoàn toàn không có những áp lực như vậy. Bạn hãy thử đọc cuốn Hatching Twitter của tác giả Nick Bilton để thấy rằng hầu hết các startup thành công có thể vẫn đầy rẫy những thứ phải vật lộn và tồn tại rất nhiều vấn đề.

Một podcast tuyệt vời về hướng dẫn bắt đầu một công việc kinh doanh mới là Startup của tác giả Alex Blumberg – nó là một cái gì đó mà tôi trông ngóng để nghe hàng tuần và tôi cũng khuyên bạn nên lắng nghe nếu bạn đang muốn bắt đầu một startup.

“Khởi chạy một startup thì giống như việc bạn đang gỡ bỏ bộ thắng (phanh) ra khỏi xe hơi của bạn khi bắt đầu một chuyến hành trình dài.”

Tương lai.
Khởi chạy thì chỉ là mới bắt đầu xuất phát. Hãy tiếp tục tiến lên. Tiếp tục làm lại. Thử những đặc trưng. Thay đổi thiết kế. Nói chuyện với các khách hàng của bạn. Cảm thấy thích thú với chuyến hành trình đó.

Bất kỳ một founder nào cũng sẽ nói với bạn rằng, startup thì không có nghĩa là để vui. Nó rất khó, đầy áp lực, và bạn sẽ chạm trán với rất nhiều chướng ngại trên con đường bạn đi. Một ngày bạn có thể muốn dẹp quách nó đi cho rồi, nhưng ngày tiếp theo bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy yêu mến nó. Bạn có thể trở nên giàu có và nổi tiếng hoặc bạn có thể bò lê bò càng ra khỏi những mảnh vụn startup thất bại của bạn.

Đừng trở nên sợ hãi với thất bại. Việc thử rồi thất bại thì còn tốt hơn rất nhiều là chẳng bao giờ thử chút nào cả. Nhiều founder thành công đã có những công ty bị đóng cửa trước khi có thể tìm ra được công thức đúng đắn. Đừng nghĩ rằng nó là thất bại, nó chỉ là một cách đã không làm việc mà thôi.

Đây là cơ hội của bạn để tạo ra một dấu ấn trong thế giới này. Nó có thể ở trong một cách nhỏ hoặc nó có thể trong một cách lớn, nhưng cùng với một startup, bạn có cơ hội để thay đổi cái cách mà mọi người sống cuộc đời của họ.

Nếu bạn muốn hỏi ý kiến tôi về ý tưởng startup của bạn, thì bạn có thể gửi email cho tôi tại địa chỉ rik@riklomas.com hoặc liên hệ với tôi qua Twitter @riklomas.

Rik LomasRik Lomas là một giảng viên về công nghệ. Trước đây anh làm tại vị trí Head of Product ở công ty Picfair và là founder của Steer. Anh có niềm đam mê về khởi nghiệp, giáo dục và công nghệ. Bạn có thể liên hệ với anh theo địa chỉ email rik@riklomas.com

Bài Viết Liên Quan